Thực phẩm có tính kiềm giúp trung hòa lượng acid dư thừa trong cơ thể
Làm sao để tránh dư thừa acid trong dạ dày?
8 loại thực phẩm có thể gây mất nước trầm trọng
Thường xuyên lo lắng, ăn ngay những thực phẩm này
Ưu nhược điểm của thực phẩm GMO từ góc độ ăn chay
Rau bina
Rau bina là một trong những loại rau có tính kiềm cao nhất. Rau bina giàu chất diệp lục, chất này hoạt động như một chất kiềm hóa và giúp cân bằng độ pH trong cơ thể. Ăn rau bina mỗi ngày sẽ giúp tăng cường cơ bắp, chống thiếu máu, cải thiện sức khỏe tim, giảm nguy cơ ung thư. Bạn có thể dùng rau bina mỗi ngày bằng cách luộc, xào, hay làm salad...
Rau bina là thực phẩm có tính kiềm cao
Bơ
Bơ giúp trung hòa thực phẩm có tính acid trong dạ dày. Ngoài ra chúng cũng chứa các chất chống oxy hóa mạnh như: Alpha carotene, beta carotene, lutein... giúp cơ thể phòng lại nhiều bệnh tật. Bạn nên cố gắng ăn ít nhất một nửa quả bơ hàng ngày. Bạn có thể thêm bơ vào món salad, sinh tố hoặc súp để tạo ra môi trường kiềm tốt cho sức khỏe.
Chanh
Chanh có tính acid cao, nhưng qua quá trình tiêu hóa, chúng được chuyển thành kiềm có lợi cho cơ thể bạn. Bởi vậy nước chanh được xem là thực phẩm kiềm hoá mặc dù trước khi được tiêu hoá thì nó có độ pH acid. Bạn có thể uống nước chanh ấm vào mỗi buổi sáng trước khi ăn.
Nước chanh là thực phẩm kiềm hóa dù nó có độ PH là acid
Cải xoăn
Cải xoăn giúp cân bằng nồng độ acid và kiềm trong cơ thể. Loại rau này chứa nhiều vitamin như vitamin A, C và K. Nó cũng chứa nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể như magne, calci, đồng, kali, sắt, phoshpho... Cải lá xoăn giúp tăng cường miễn dịch, giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ ung thư và bảo vệ tim mạch.
Cần tây
Cần tây là một thực phẩm giàu tính kiềm mà bạn nên ăn. Nó có thể trung hoà acid và cân bằng độ pH của cơ thể. Chất coumarin có trong cần tây có tác dụng giảm nguy cơ ung thư và chất phtalic trong loại rau này cũng giúp giảm hàm lượng cholesterol.
Cần tây là một thực phẩm giàu tính kiềm mà bạn nên ăn
Cỏ lúa mì
Cỏ lúa mì là thực phẩm có tính kiềm cao. Nó giúp cải thiện hệ miễn dịch, giúp giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu... Bạn có thể uống nước ép cỏ lúa mì mỗi ngày để cảm nhận hiệu quả.
Dưa chuột
Dưa chuột giúp trung hòa aicd trong cơ thể và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Dưa chuột giúp cung cấp vitamin K, vitamin B, vitamin C, đồng, kali, mangan, magne... cho cơ thể. Lariciresinol, pinoresinol trong dưa chuột có thể giảm thiểu nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, buồng trứng, tử cung và thậm chí là ung thư vú...
Dưa chuột giúp trung hòa aicd trong cơ thể
Bông cải xanh
Chất phytochemicals trong bông cải xanh giúp kiềm hóa cơ thể, làm tăng chuyển hóa estrogen giúp cơ thể không bị thừa esstrogen. Có nhiều cách chế biến bông cải xanh như: Say sinh tố, xào, luộc,…
Tỏi
Tỏi giúp trung hòa acid trong các loại thực phẩm có tính acid như thịt, cá, pho mát và trứng. Hợp chất allicin trong tỏi giúp kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả. Tỏi cũng giúp cơ thể giải độc hiệu quả bằng cách tăng sản xuất glutathione giúp cơ thể lọc bỏ các chất độc từ hệ thống tiêu hóa.
Tỏi là thực phẩm giúp trung hòa acid hiệu quả
Ớt chuông
Ởt chuông có độ pH là 8.5. Đây là thực phẩm có tính kiềm cao. Chúng giúp biến đổi thực phẩm có tính acid, làm tăng mức kiềm của cơ thể. Ăn ớt chuông thường xuyên sẽ giúp bạn giảm lo lắng, tăng cường miễn dịch, nâng huyết áp, hỗ trợ thị lực. Ớt chuông cũng giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường type 2, ung thư...
Bình luận của bạn